Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chính tại tỉnh Điện Biên

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế, Đại học Tây Bắc

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ:  Nguyễn Văn Khoa – Tiến sĩ

3. Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu đề xuất một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chính tại tỉnh Điện Biên góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, có hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ một số nông sản chính (lúa gạo, cà phê, chè, gia súc (trâu, bò), gia cầm (gà)), thực trạng hoạt động của một số chuỗi nông sản chính đã hình thành.

+ Nghiên cứu một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh thành đã thành công (Hà Nội, Bắc Giang, Sơn La), rút ra bài học cho tỉnh Điện Biên.

+ Đề xuất giải pháp phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chính (chuỗi: lúa  gạo, cà phê, chè, trâu, bò, gia cầm (gà)).

3.2. Nội dung

- Nghiên cứu tổng quan về chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh Điện Biên gồm: lúa gạo, cà phê, chè, trâu, bò, gà đen; đánh giá tình hình hoạt động của các chuỗi đã hình thành (08 chuỗi đã có gồm: 02 chuỗi lúa gạo, 02 chuỗi rau sạch, chuỗi thủy sản (cá tầm, cá hồi), chuỗi thịt trâu, bó sấy khô, chuỗi quả dứa, chuỗi bánh khẩu sén).

- Khảo sát một số mô hình chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp chính thành công tại các tỉnh thành (Hà Nội, Bắc Giang, Sơn La), đề xuất bài học áp dụng cho tỉnh Điện Biên.

- Tổ chức 01 cuộc hội thảo tại Điện Biên.

- Đề xuất giải pháp xây dựng, hoàn thiện và hỗ trợ phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh Điện Biên (đề xuất một số chuỗi mới, hoàn thiện một số chuỗi đã có, hỗ trợ phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp).

- Đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh Điện Biên nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.

4. Lĩnh vực nghiên cứu: Nông nghiệp

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập các tài liệu, dữ liệu khoa học, nghiên cứu, phân tích lý luận về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

- Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp kết hợp với sử dụng phiếu điều tra, điều tra các huyện, thị xã và thành phố Điện Biên Phủ, nơi tập trung sản xuất, chế biến cũng như tiêu thụ các sản phẩm để tiến hành điều tra (bao gồm nông dân, lãnh đạo địa phương, tiểu thương, doanh nghiệp).

- Sử dụng phương pháp PRA trong khảo sát và đánh giá thực trạng sản xuất tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng tại các vùng điều tra.

- Thu thập các báo cáo, dữ liệu khoa học tại các thư viện trong và ngoài nước và trên mạng internet.

- Khảo sát toàn bộ các quá trình hoạt động của các chuỗi (8 chuỗi), bao gồm các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, các kênh tiêu thụ. Đánh giá hoạt động của tất cả các mắt xích trong chuỗi.

+ Phân tích chuỗi giá trị bằng phương pháp  định tính : Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa của Taylor (2005) để mô tả toàn bộ nhiệm vụ chi tiết của từng thành phần.

+ Phân tích chuỗi giá trị bằng phương pháp định lượng (DFID, 2008): Phân tích chi phí và lợi nhuận của các thành phần chuỗi

- Số liệu điều tra khảo sát được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm excel, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng công cụ SWOT   

6. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Tổng quan lý luận về chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp.

- Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chính và đánh giá thực trạng hoạt động của các chuỗi sản phẩm nông nghiệp chính đã hình thành tại Điện Biên.

- Báo cáo phân tích hiệu quả của một số chuỗi nông sản thành công tại các tỉnh thành (Hà Nội, Bắc Giang, Sơn La),

- Báo cáo đề xuất xây dựng, hoàn thiện mô hình chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh Điện Biên

- Báo cáo đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ tại tỉnh Điện Biên

7. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 24 tháng (từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2020)

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Thống kê truy cập
Thống kê: 541.052
Online: 23