Tên nhiệm vụ: Thực trạng và giải pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở các trường Trung học cơ sở tỉnh Điện Biên

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Ánh Tuyết

2.2. Người tham gia chính: PGS.TS. Trần Trung Ninh; ThS. Lê Tiến Dũng; TS. Nguyễn Thị Phương Thúy; TS. Phạm Xuân Cường; TS. Lê Tùng; ThS. Hà Thị Bình; ThS. Tạ Đức Thắng; CN. Vũ Thị Lý; ThS. Phạm Ngọc Cảnh.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Vận dụng DHTC trong dạy học Hóa học trường THCS góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh và nâng cao DHHH ở trường THCS.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Việc tiến hành đề tài Nghiên cứu khoa học, “Thực trạng và giải pháp vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Hóa học trường THCS tỉnh Điện Biên" chúng tôi nhận đực sự quan tâm giúp đỡ từ sở khoa học, sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục tại các huyện, thị.

- Tập thể tác giả đã hoàn thành đầy đủ các hạng mục công việc của đề tài đúng tiến độ và bảo đảm yêu cầu của đề tài.

+ Đã hoàn thiện 12 chuyên đề khoa học

+ Hoàn thiện 1 cuốn sách chuyên khảo, thẩm định, in ấn và xuất bản tại nhà xuất bản đại học sư phạm hà Nội. " Dạy học hóa học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông"

+ Hoàn thiện bản thảo 2 cuốn sách tham khảo

+ Thực hiện thành công một hội thảo khoa học cấp tỉnh,tổ chức tại trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên, tháng 5/2015: có 15 bài viết tham gia hội thảo có chất lượng đưa vào kỉ yếu, 5 bài viết tham luận báo cáo tại hội thảo.

+ Tham gia và viết bài tham gia hội thảo cấp quốc gia tháng 4/2016, viết 2 bài tham luận tại hội thảo nội dung: Bài 1: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên cao đẳng sư phạm Điện Biên thông qua thực tập sư phạm ( bài này đăng kí tên chính trong đề cương đề tài cấp tỉnh được duyệt) - Bài này được đăng trên tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 5/2016; Bài 2 Vận dụng dạy học bàn tay nặn bột đê dạy học nội dung kiến thức" Nguyên tố và hợp chất cụ thể" có ứng dụng CNTT trong dạy học.

+ Viết bài đăng trên tạp chí hóa học và ứng dụng số 2/34/2016: nghiên cứu bì học một mô hình phát triển chuyên môn ở các trường THCS tỉnh Điện Biên"

+ Viết bài đăng trên tạp chí khoa học volume 6,number 6A,2016  Vận dụng dạy học bàn tay nặn bột để dạy học nội dung kiến thức nguyên tố và hợp chất cụ thể trong dạy học hóa học ở trường THCS Thanh Nưa - Huyện Điện Biên - Tỉnh Điện Biên"

+ Viết bài đăng trên tạp chí hóa học và ứng dụng số 4(36)/2016 " Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp : thực vật, máy lọc không khí tự nhiên ở trường THCS tỉnh Điện Biên"

+ Viết bài đăng trên tạp chí dạy và học ngày nay số tháng 9/2016 : Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Hóa học trường THCS tỉnh Điện Biên.

+ Viết bài tham gia hội thảo tại Lào Cai:  ( 2 bài )

+ Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học tại tỉnh Điện Biên còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện học tập, thời gian chuẩn bị bài của các thầy cô.

 + Việc nắm bắt phương pháp dạy học tích cực:  Một số thầy cô đã tham gia tập huấn vế phương pháp dạy học tích cực ( dự án Việt Bỉ, dự án vùng khó khăn ) thì cũng rất chịu khó nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm , tuy nhiên vẫn còn các thầy cô chưa hiểu kĩ về việc áp dụng dạy học tích cục. Hiện nay, việc dạy học theo sơ đồ tư duy đã được áp dụng nhiều, còn các phương pháp khác gần như còn rất khó khăn. Dạy học Góc đã được sử dụng để thi giáo viên giỏi trong tỉnh. Dạy học bàn tay nặn bột, dự án, hợp đồng còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng thực tế dạy học tại địa phương. ( đối với môn Hóa học THCS).

+ Hiện nay, theo chỉ đạo của bộ giáo dục thì sở giáo dục đào tạo tỉnh Điện Biên đang thực hiện áp dụng dạy học tích hợp do đó việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình tích hợp môn học cũng rất quan trọng và cần thiết cho việc dạy học tích hợp rộng rãi tất cả các trường THCS trong tỉnh.

+ Trong khuôn khổ cho phép của đề tài, chúng tôi chưa thể tập huấn tất cả các giáo viên trong tỉnh về việc áp dụng dạy học tích cực vào dạy học hóa học THCS.  Đặc biệt, việc điều tra và thực hiện tập huấn giáo viên chúng tôi tiến hành cho đến nay có nhiều thay đổi, và việc thực nghiệm sư phạm chúng tôi chỉ tiến hành được tại 1 số trường  nên còn rất nhiều trường khác chúng tôi cũng chưa tiến hành thực nghiệm do đó để có các thông tin chính xác hơn, cần có sự nghiên cứu, điều tra bổ sung thêm vào các năm tiếp theo về  vấn đề liên quan đến dạy học tích cực môn Hóa học THCS. 

5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc: Từ tháng 1/2014  đến tháng 12/2015

6. Kinh phí thực hiện: 976,633 triệu đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 517.063
      Online: 10