Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển bền vững các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn 2020

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ KH&CN

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sỹ Đặng Ngọc Vượng

2.2. Người tham gia chính

- Thạc sỹ Ngô Văn Dương       

- Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiễn      

- Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Tất Khương

- Thạc sỹ Chu Huy Tưởng       

- Thạc sỹ Nguyễn Trọng Phương       

- Thạc sỹ Trần Văn Sơn 

- Kỹ sư Trịnh Quốc Cường      

- Kỹ sư Đặng Hồng Hà  

- Kỹ sư Trần Thị Thanh Hòa    

- Tiến sỹ Nguyễn Đắc Bình Minh      

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu chung:

Xác định được danh mục các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực và hệ thống các giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá và xác định được danh mục sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực cho tỉnh.

- Đánh giá được thực trạng sản xuất, tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh.

- Đưa ra được hệ thống các giải pháp hỗ trợ để phát triển bền vững các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất được một số mô hình sản xuất bền vững các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực phù hợp với điều kiện của tỉnh Điện Biên.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

(1) Đề tài đã xây dựng được bộ tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực của tỉnh Điện Biên giai đoạn từ 2015 đến 2020, gồm 6 tiêu chí:

- Tiêu chí 1: Sản phẩm được phát triển theo quy hoạch của địa phương.

- Tiêu chí 2: Sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn về giá trị trong cơ cấu nội ngành.

- Tiêu chí 3: Sản phẩm có diện tích, quy mô đủ lớn để có thể sản xuất hàng hóa.

- Tiêu chí 4: Sản phẩm sử dụng nhiều lao động và giải quyết được nhiều việc làm cho địa phương.

- Tiêu chí 5: Sản phẩm có khả năng làm động lực để thúc đẩy các sản phẩm hoặc các ngành khác phát triển và có lợi thế so sánh về thị trường tiêu thụ.

- Tiêu chí 6: Sản phẩm có khả năng phát triển bền vững và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

(2) Kết quả nghiên cứu đã xác định được Danh mục các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực của tỉnh Điện Biên giai đoạn từ nay tới năm 2020 gồm: Lúa gạo, ngô, đậu tương, cà phê, đại gia súc (trâu, bò). Bên cạnh đó cũng xác định được một số sản phẩm tiềm năng: Chè, dê, khoai lang, cao su

(3) Đề tài đã đánh giá được hiện trạng quy hoạch, sản xuất, sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ của một số sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực tỉnh Điện Biên từ năm 2009 – 2013.

(4) Đề tài đã đưa ra được hệ thống các giải pháp đồng bộ phục vụ cho việc phát triển bền vững một số sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực (lúa gạo, ngô, đậu tương, cà phê, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) và cây lấy gỗ) cho tỉnh Điện Biên gia đoạn từ nay đến năm 2020:

- Giải pháp về bổ sung quy hoạch vùng sản xuất;

- Giải pháp về kỹ thuật tổng hợp trong phát triển bền vững;

- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, tổ chức và quản lý sản xuất;

- Giải pháp về thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực;

- Giải pháp về vốn phát triển bền vững các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực;

- Giải pháp về cơ chế chính sách phục vụ phát triển sản xuất;

- Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng.

(5) Đề tài đề xuất được 04 mô hình phát triển bền vững các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực tỉnh Điện Biên từ nay tới năm 2020.

- Mô hình phát triển sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị gắn với định hướng cánh đồng mẫu lớn.

- Mô hình Hợp tác xã kiểu mới trong sản xuất tiêu thụ Cà phê Arabica theo chuỗi giá trị.

- Mô hình phát triển bò lai theo phương thức bán chăn thả.

- Mô hình thâm canh cây keo lai;

5. Thời gian bắt đầu dự kiế và thời gian kết thúc: từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2015

6. Kinh phí thực hiện: 454,630 triệu đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 542.514
      Online: 18