Tên nhiệm vụ: Sưu tầm và xuất bản thành ấn phẩm sáng tác văn học của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên (văn học dân gian và văn học viết).

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Giáo dục – Viện Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Thu Hoài

2.2. Người tham gia chính: : TS. Dương Tuấn Anh; TS. Nguyễn Việt Hùng; TS. Bùi Thị Thiên Thai; ThS. Nguyễn Thị Hường; ThS. Phạm Hà Nam; ThS. Nguyễn Hoa Mai; ThS. Lê Thị Hà Xuyên

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Sưu tầm, tuyển chọn, chỉnh lý, xuất bản Hợp tuyển văn học Điện Biên (Văn học dân gian và văn học viết).

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Thứ nhất, về công tác sưu tầm, với phương pháp được xem là phù hợp nhất, với tinh thần trách nhiệm khi thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã sưu tầm được đa số các sáng tác dân gian, cả trên những tư liệu đã công bố xuất bản, đến những tư liệu còn chưa được công bố, đang nằm rải rác trong đời sống nhân dân.

- Thứ hai, công tác sưu tầm, nghiên cứu về văn học Điện Biên đã cho chúng ta tự tin để khẳng định rằng: Văn học Điên Biên đã đóng góp một số lượng lớn các tác phẩm  cho nến văn học nước nhà, cả ở văn học dân gian và văn học viết.

- Thứ ba, văn học Điên Biên thực sự là một món ăn tinh thần hoàn toàn mới lạ, gây hưng thú với độc giả các nới khác trên cả nước. Các tác phẩm văn học của mảnh đất này đã gợi lên niềm đam mê tìm hiểu về Điện Biên của rất nhiều người đọc.

- Thứ tư, văn học Điện Biên mang lại cho chúng ta một hình dung thực tế về một mảnh đất Điện Biên - mảnh đất lịch sử với nhiều biến cố, thăng trầm.

- Thứ năm, ngày nay, nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa - “văn học và văn hóa” đang chiếm được sự quan tâm của không chỉ thế giới mà các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng hết sức quan tâm (Trần Đình Sử, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Vinh Phúc...). Thiết nghĩ, với tư cách là một trụ cột quan trọng của văn hóa, văn học góp một phần rất lớn vào việc thể hiện những giá trị văn hóa của một địa phương. Với một khối lượng đồ sộ và một nội dung tư tưởng như vậy, cần thiết phải xuất bản để bảo lưu và tham khảo rộng rãi trong công chúng, cũng cần thiết phải tổ chức phổ biến để văn học trở thành một giá trị sống mãi trong toàn dân. Có như vậy mới thực sự có đóng góp cho việc phát triển bền vững văn hóa địa phương.

5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc: từ năm 2014 đến năm 2016

6. Kinh phí thực hiện: 544 triệu đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 536.311
      Online: 11