Tên nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng dịch tễ học và thí điểm mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 tại tỉnh Điện Biên

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Trần Thị Lành

2.2. Người tham gia chính:ThS. Phạm Thế Xuyên (đồng chủ nhiệm nhiệm vụ); Cử nhân. Nguyễn Thị Thanh Huyền; BSCKII. Đinh Danh Tuân; BSCKI. Trương Kỳ Phong; ThS. Nguyễn Hồng Thanh; TS. Trần Thị Thanh Hương; TS. Nguyễn Thị Bạch Yến; TS. Lại Đức Trường, Cử nhân. Nguyễn Thị Hồng.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Mô tả thực trạng các văn bản, chính sách hiện hành về quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 tại Điện Biên.

- Đánh giá thực trạng về dịch tễ học các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 tại tỉnh Điện Biên.

- Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 tại cộng đồng tỉnh Điện Biên.

- Phân tích chi phí cho triển khai mô hình quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 tại cộng đồng tỉnh Điện Biên sau 6 tháng.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường và biến chứng có xu hướng tăng cao dần theo các năm; nam có tỉ lệ tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường và biến chứng cao hơn nữ.

- Tỉ lệ THA tại bệnh viện là 5,9%; đái tháo đường là 4,8%; biến chứng tăng huyết áp là 1,5%; biến chứng đái tháo đường là 0,1%.

- Theo kết quả điều tra cộng đồng, tỉ lệ tiền tăng huyết áp là 11,8%; tăng huyết áp là 27,1%; tỉ lệ tiền đái tháo đường là 59,3%; đái tháo đường là 9,3%.

- Tỉ lệ tử vong do tăng huyết áp và các biến chứng tại huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo năm 2008- 2012 là 20% trong tổng số tử vong chung; tỉ lệ tử vong do đái tháo đường và các biến chứng tại huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo năm 2008- 2012 là 0,7% trong tổng số tử vong chung.

- Tăng huyết áp, tiền tăng huyết áp; đái tháo đường, tiền đái tháo đường có liên quan với hút thuốc, đặc biệt là hút thuốc hàng ngày, số đơn vị rượu chuẩn sử dụng trong một ngày.

- Tỉ lệ cán bộ y tế có kiến thức về bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường sau đào tạo cao hơn so với trước đào tạo.

- Qua 6 tháng áp dụng các biện pháp can thiệp: truyền thông, quản lý giám sát, nghiên cứu nhận thấy kiến thức của đối tượng nghiên cứu về THA, ĐTĐ được tăng; tỉ lệ đối tượng đã uống thuốc điều trị tăng huyết áp đã tăng lên (55,9%); tăng tỉ lệ đối tượng thực hiện chế độ ăn kiêng, hạn chế uống rượu, bia; tăng cường tập luyện thể dục; tăng tỉ lệ đối tượng hạn chế ăn mặn, tăng cường ăn rau xanh và hoạt động thể lực; chỉ số huyết áp tâm thu trung bình của đối tượng nghiên cứu giảm đi 4,6 mmHg; đường huyết trung bình của đối tượng giảm đi 0,4 mmol/l.

- Về chi phí: Tổng chi phí can thiệp 193.891.400 đồng, trong đó chi phí dành cho hoạt động truyền thông là lớn nhất, chiếm tỷ lệ 50,7%, chi phí cho hoạt động quản lý, giám sát là thấp nhất, chiếm tỷ lệ 1,2%; Chi phí truyền thông trung bình cho 1 người dân /tháng là 47.451 đồng; Chi phí đào tạo trung bình cho 1 cán bộ y tế/tháng là 54.111 đồng; Chi phí can thiệp trung bình cho 1mmHg huyết áp giảm được là 20.362,5 đồng; Chi phí can thiệp trung bình cho 1 mmol/l đường huyết giảm được là 234.168 đồng; Huyết áp tâm thu trung bình quần thể giảm được 4,6 mmHg, đường huyết lúc đói giảm được 0,4mmol/l; Với tổng chi phí can thiệp 193.891.400 đồng, nghiên cứu góp phần giảm được 9.522 mmHg đối với huyết áp, 828mmol/l đối với đái tháo đường.

5. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc: Từ năm 2013 đến năm 2015

6. Kinh phí thực hiện: 642.635.000 đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 540.376
      Online: 15