Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng các mô hình Nông lâm nghiệp tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên.

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Ban quản lý rừng Di tích Lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Lường Thị Hương Lan

2.2. Người tham gia chính: KS. Nguyễn Thanh Bình;  KS. Trần Hồng Quảng; KS. Triệu Minh Phú; KS. Nguyễn Tuấn Đích; KS. Vũ Văn Hậu; Lò Văn Chính; Lò Thị Nhung; Điêu Thị Dăm

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu chung

 Xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp bền vững tại xã Mường Phăng huyện Điện Biên nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế việc phá rừng, giữ gìn cân bằng sinh thái góp phần nâng cao thu nhập của người dân, cải thiện đời sống vật chất cũng như văn hoá xã hội giúp đồng bào xã Mường Phăng phát triển bền vững, từng bước xoá đói giảm nghèo.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng mô hình thâm canh lúa nước nhằm đạt năng suất lúa lai đạt trên 60 tạ/ha, năng suất lúa thuần đạt trên ≥ 50 tạ/ha.

- Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây năng suất đạt trên 15 tấn/ha.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng sinh sản nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch.

- Xây dựng mô hình nuôi cá nước tĩnh hệ VAC năng suất đạt trên 5 tấn/ha.

- Xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp, mô hình trồng cây phân tán nhằm phủ xanh đất trống, giảm xói mòn, tăng thu nhập trên cùng một diện tích.

 - Nâng cao trình độ, năng lực chỉ đạo sản xuất, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của xã, thôn và các hộ dân trên địa bàn thực hiện.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

1. Dự án "Ứng dụng các  tiến bộ kỹ thuật xây dựngcác mô hình nông lâm nghiệp tại xã Mường Phăng huyện Điện Biên"  đã hoàn thành đầy đủ các nội dung và đạt được các mục tiêu đề ra.

2. Dự án đã chọn ra được các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu như: Giống lúa lai (Nghi hương 2308, Nhị ưu 838), giống Khoai tây Sinora, giống Đào ghép chín sớm và sản xuất của địa phương.

3. Dự án đã hoàn thiện được 06 quy trình kỹ thuật:  Kỹ thuật trồng thâm canh cây lúa lai, cây lúa thuần, kỹ thuật trồng cây khoai tây; Kỹ thuật nuôi lợn rừng sinh sản; Kỹ thuật nuôi cá nước tĩnh hệ VAC; Kỹ thuật trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp; kỹ thuật trồng cây trám đen và kỹ thuật trồng cây đào ghép.

4. Dự án đưa ra khung thời vụ trồng lúa nước phù hợp với điều kiện địa phương. Vụ Đông xuân: Thời gian gieo xạ từ  15 - 25/01; Vụ mùa: Thời gian gieo từ 20- 30/6 (áp dụng cho đất 01 vụ hay đất  02 vụ cho thu hoạch sớm), cấy 25/6-15/7 (áp dụng đối với đất 02 vụ lúa thu hoạch trung bình, muộn).

5. Dự án đã tổ chức tập huấn cho hơn 500 lượt cán bộ khuyến nông xã, các hộ gia đình tham gia dự án và các hộ dân trong xã các tiến bộ kỹ thuật khoa học để áp dụng vào trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.

6. Dự án cũng đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục thanh quyết toán tài chính. Tất cả các hạng mục hỗ trợ trong dự án đều được công khai, rành mạch dưới sự giám sát của người dân, từ đó tạo được sự đồng thuận và tin tưởng của những người tham gia mô hình với cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý dự án.

5. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: năm 2012 - 2014

6. Kinh phí thực hiện: 814.000.000  đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 538.422
      Online: 23