Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng mô hình tiên tiến trong tổ chức sản xuất cà phê chè tại Điện Biên, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê chè, đáp ứng mục tiêu xuất khẩu

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắc

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sỹ Vũ Hồng Tráng

2.2. Người tham gia chính

- Tiến sỹ Nguyễn Hữu La

- Thạc sỹ Nguyễn Phi Hùng

- Kỹ sư Đinh Huy Tân

- Kỹ sư Nguyễn Thị Vân

- Kỹ sư Bùi Thị Hà

- Tòng Văn Quyết

- Kỹ sư Nguyễn Quang Trung

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu chung 

           Đánh giá được hiện trạng phát triển cà phê chè ở các tiểu vùng sinh thái tại tỉnh Điện Biên. 

          Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật khắc phục những yếu tố hạn chế trên cơ sở phát triển bền vững, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê chè.

          Xây dựng được mô hình thâm canh cà phê chè cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững cho từng tiểu vùng sinh thái tại Điện Biên.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Đánh giá những đặc thù riêng và hiện trạng phát triển cà phê chè ở Điện Biên, xác định được các tiểu vùng có thể phát triển cà phê chè bền vững.

Xác định được các biện pháp kỹ thuật chủ yếu cho mỗi tiểu vùng sinh thái nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê chè và giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu bất lợi (hạn hán, sương muối, gió nóng...) đến phát triển của cây cà phê chè.

          Xây dựng được các mô hình thâm canh cà phê chè cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững tại Điện Biên. Quy mô mô hình 04 ha cho 2 mô hình. Năng suất cà phê nhân tăng 20 - 25% so với sản xuất đại trà; Khối lượng cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ 95% trở lên.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Tại Điện Biên người dân đầu tư phân bón cho vườn cà phê còn thấp. Các biện pháp kỹ thuật khác: như tạo hình, làm cỏ, bảo vệ thực vật... còn nhiều hạn chế, chưa đúng với quy trình.

- Những khó khăn trong sản xuất cà phê tại Điện Biên là vốn đầu tư, trình độ của người dân, địa hình và khí hậu khô kéo dài trong mùa đông.

- Việc bón các loại phân hữu cơ cho cây cà phê đều có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất  cây cà phê. Công thức bón vỏ quả cà phê đã qua xử lý đạt hiệu quả gần tương đương với bón phân chuồng, vì thế có thể bón thay thế phân chuồng trong điều kiện nhất định.

- Mức bón phân vô cơ đa lượng hợp lý cho cà phê tại Điện Biên là công thức CT 3 (bón 250 N –  100 P2O5 – 300 K20).

- Khi bón các loại phân vi lượng đều làm tăng khả năng sinh trưởng của cây cà phê và đặc biệt là bón 2 loại ZnSO4 và H3BO4; Công thức bón sẽ cho tốc độ sinh trưởng cũng như năng suất của cây cà phê chè cao nhất.

- Đối với bệnh khô cành khô quả: Thuốc Tilt 300EC (0,10%) có hiệu lực cao nhất. Tiếp đến công thức thuốc Anvil 5EC (0,15%); Anvil 5EC (0,10%); sau đó đến VibenC 50BTN (0.25%). Công thức CarBenzim 500 FL (0,20%) có hiệu lực thấp nhất.

- Đối với mọt đục quả: Thuốc Suprathion 40EC (0,15%) có hiệu lực cao nhất, tiếp đến công thức thuốc VeTemex20EC (0,15%); Supracid 40EC (0,15%); sau đó đến MecTinStar80 WSG (0,10%); Fastac 5EC (0,20 %) và Dimenatl 40EC (0,20%). 120,410

- Kết quả xây dựng mô hình cho các chỉ số tốt, cây sinh trưởng mạnh, năng suất đạt cao, hiệu quả kinh tế của các mô hình cho thấy lãi thuần tính quy đổi ra 1 ha của mô hình tại Điện Biên đạt từ 118,410,000 - 120,410,000 đồng/ha. Cao hơn so với đối chứng ngoài mô hình từ 34,610,000 – 36,610,000 đồng/ha.

5. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: từ tháng 7/2013 đến tháng 7/2015

6. Kinh phí thực hiện: 725 triệu đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 532.742
      Online: 43