Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Điện Biên

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Tây Bắc

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Vũ Quang Giảng

2.2. Người tham gia chính: TS. Phạm Quang Thắng; ThS. Đinh Thị Hoa; ThS. Nguyễn Hoàng Phương; KS. Phạm Văn Lực; KS. Tống Mạnh Hổ; Đỗ Thị Lê

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu chung: Đánh giá được tính thích ứng của cây Sâm Ngọc Linh tại tỉnh Điện Biên làm cơ sở di thực loài cây quý hiếm này

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Lựa chọn được 2 khu vực tại tỉnh Điện Biên có điều kiện tự nhiên tương đối giống với vùng nguyên sản để trồng Sâm Ngọc Linh;

- Đánh giá được các chỉ tiêu sinh trưởng của Sâm Ngọc Linh ở các thí nghiệm trồng tại 2 địa điểm trồng (tỷ lệ sống, thời gian sinh trưởng các thời ký, chiều cao cây, chiều rộng lá)

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

-  Kết quả khảo sát tại các huyện thuộc tỉnh Điện Biên đã lựa chọn được 2 khu vực trồng Sâm Ngọc Linh xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa và xã Tỏa Tình, huyện Tuần có điều kiện tự nhiên gần với vùng nguyên sản hơn so với các huyện khác. Huyện Tuần Giáo có độ cao trung bình so với mực nước biển 1402 m, độ tàn che cây rừng 0,71, hàm lượng mùn 3,082; huyện Tủa Chùa có độ cao trung bình so với mực nước biển 1584 m, độ tàn che cây rừng 0,77, hàm lượng mùn 2,879.

-  Tỷ lệ sống và nẩy mầm của Sâm Ngọc Linh ở công thức xử lý đất bằng chế phẩm Bima trong năm đầu tiên cao hơn công thức xử lý bằng cơ giới, vật lý và công thức đối chứng không xử lý; nhưng chế phẩm Bima không còn hiệu quả trong năm thứ 2. Tỷ lệ sống và nẩy mầm của Sâm Ngọc Linh ở công thức che phủ bằng mùn dưới tán rừng cao hơn công thức che phủ bằng rơm, rạ; công thức hỗn hợp đất (30% tầng đất A+70% mùn) cao hơn công thức hỗn hợp đất (50% tầng đất A+50% mùn) và công thức hỗn hợp (70% tầng đất A+30% mùn); công thức trồng bằng cây giống từ hạt cao hơn công thức trồng bằng cây nuôi cấy mô.

- Động thái xuống lá của cây Sâm Ngọc Linh từ nuôi cấy mô ở các công thức thuộc các thí nghiệm xử lý đất, che phủ đất, hỗn hợp đất tương tự như nhau. Động thái xuống lá của cây Sâm Ngọc Linh trồng bằng cây từ hạt xuống lá chậm hơn cây từ nuôi cấy mô.

-  Chiều cao cây Sâm Ngọc Linh và chiều rộng tán lá ở các công thức thuộc thí nghiệm xử lý đất không có sự khác nhau; các chỉ tiêu này ở công thức che phủ bằng mùn cao hơn công thức che phủ bằng rơm, rạ; công thức hỗn hợp (30% tầng đất A+70% mùn) cao hơn công thức hỗn hợp (50% tầng đất A+50% mùn) và công thức hỗn hợp (70% tầng đất A+30% mùn); công thức trồng Sâm Ngọc Linh từ hạt cao hơn công thức trồng từ cây nuôi cấy mô.

-  Sâm Ngọc Linh trồng ở Bản Lồng xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo có tỷ lệ sống, sức sinh trưởng về chiều cao cây, đường kính tán lá cao hơn trồng ở Bản Phô, xã Trung Thu, huyện Tủa Chùa.

-  Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây Sâm Ngọc Linh Sâm Ngọc Linh trồng tại Điện Biên có điểm khác biệt so với vùng nguyên sản. Sâm Ngọc Linh trồng tại Điện Biên bắt đầu thời kỳ xuống lá tự nhiên sớm hơn 1 tháng; thời kỳ nẩy mầm muộn hơn 1 tháng; khoảng thời gian sinh trưởng thân, lá ít hơn 2 tháng so với vùng nguyên sản.

-  Khả năng thích ứng của cây Sâm Ngọc Linh tại Điện Biên không cao. Tỷ lệ sống của cây nuôi cấy mô thấp, chỉ đạt 8% ở xã Trung Thu và 12,67% ở xã Tỏa Tình; còn đối với cây trồng từ hạt, tỷ lệ sống có cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 12,67% ở xã Trung Thu và 29,33% ở xã Tỏa Tình. Không nên trồng cây Sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô ở Điện Biên. Cần cân nhắc khi trồng cây Sâm Ngọc Linh bằng hạt tại Điện Biên.

5. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 8/2013 đến 8/2015

6. Kinh phí thực hiện: 828.000.000 đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 537.855
      Online: 123