Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cây Chít (Thysanolaenna) trên đất nương, đồi hoang hóa trên địa bàn tỉnh Điện Biên

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Điện Biên

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư Bùi Viết Truy

2.2. Người tham gia chính

- Kỹ sư Trần Thị Thanh Hòa

- Cử nhân Vũ Thành Trung

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cây Chít trên đất đồi hoang hóa ở tỉnh Điện Biên nhằm khai thác giá trị kinh tế cao từ sâu chít và bông chít.

- Xây dựng được 02 ha mô hình trồng thử nghiệm cây Chít;

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Qua kết quả nghiên cứu đề tài đã thực hiện hoàn thành mục tiêu, nội dung và tiến độ đề ra.

- Khu vực trồng cây Chít là đất xấu, đất hoang hóa bạc màu không thể canh tác cây nông nghiệp trên đất do đó rất phù hợp với việc gây trồng và phát triển.

- Đã tiến hành nghiên cứu, điều tra được đặc điểm hiện trạng đất trống, hoang hóa cho thu nhập từ cây Chít trên địa bàn các huyện làm căn cứ xác định đối tượng đưa vào xây dựng mô hình.

- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra phương pháp nhân giống tốt nhất là công thức 2: Hom chồi có ít nhất 2 thân khí sinh non và thời gian nhân giống tháng 2 và trồng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 là tốt nhất.

- Tổng hợp, đánh giá chất lượng của từng loài cây trong từng thí nghiệm về tỷ lệ sống; tỷ lệ tốt, xấu, trung bình; số cây bị sâu bệnh, tỷ lệ ra bông. Chít là cây ưa sáng, mọc nhanh, vì vậy khi trồng loài cây không nên đưa các loại cây trồng khác vào trồng cùng vì Chít sẽ bị cạnh tranh chèn ép.

- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mật độ công thức thí nghiệm 2: mật độ 5.000 khóm/ha cho tỷ lệ sinh chồi cao nhất do đó năng suất, sản lượng là cao nhất vào và tỷ lệ cho sâu cao nhất.

- Thu nhập từ việc trồng Chít các thí nghiệm năm thứ nhất cho thu nhập bình quân 5,8 triệu đồng, năm thứ 2 cho thu nhập bình quân 10,2 triệu đồng. Kết tính toán đề tài ước tính giá trị kinh tế của loài cây Chít từ năm thứ 3 trở đi sẽ thu nhập bình quân trên 15 triệu đồng/ha/năm từ thu nhập bông và sâu Chít.

- Đã tiến hành mở được 2 lớp tập huấn tại địa bàn nghiên cứu, có gắn lý thuyết với thực tiễn tại các mô hình. Thông qua lớp tập huấn và mô hình trình diễn tại các bản Phù Lồng A,B,C xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông đã có một số hộ nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng chít với tổng diện tích trên 10 ha như hộ gia đình ông: Hạng Gà Su, Hạng Pà Tủa ở bản Phù Lồng C, gia đình ông: Hạng Chìa Chư, Hạng Tráng Li ở bản Phù Lồng B, gia đình ông: Hạng Su Công ở bản Phù Lồng A....

5. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

6. Kinh phí thực hiện: 433.839.540 đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 532.812
      Online: 46