Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Kỳ đà tại tỉnh Điện Biên

1. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ

2. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

2.1. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đào Nhân Lợi

2.2. Người tham gia chính: ThS. Nguyễn Tiến Chính; ThS. Trần Quang Khải; KS. Hoàng Văn Lực; KS. Bùi Văn Hảo; ThS. Nguyễn Hoàng Phương; ThS. Đào Hữu Bính.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

3.1. Mục tiêu chung

- Thử nghiệm nhân nuôi kỳ đà tại tỉnh Điện Biên nhằm mở ra một ngành chăn nuôi động vật hoang dã mới, có giá trị kinh tế cao.

- Góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi kỳ đà tại tỉnh Điện Biên.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi Kỳ đà 20 Cá thể tại tỉnh Điện Biên.

- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhân nuôi Kỳ đà cho người dân áp dụng và sản xuất.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tóm tắt):

- Trong điều kiện tự nhiên phổ thức ăn của Kỳ đà hoa rất rộng gồm 11 loài thức ăn là các con mồi còn sống hay đã chết. Trong đó chủ yếu là Cá nước ngọt, Nghóe và xác chết động vật. Hang của Kỳ đà rất đơn giản chúng thường trú mình trong các hốc cây rỗng mục bên cạnh các khe suối hay các hốc đá.

- Trong điều kiện nuôi nhốt kỳ đà hoa hoạt động mạnh mẽ trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm và hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ tháng 5 đếm tháng 9.

- Trong điều kiện nuôi nhốt kỳ đà sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau trong đó sử dụng nhiều nhất là cóc nhà (Bufo melanosticus) chiếm khoảng 24,71 %, tiếp theo là ngóe (Limnonectes limnocharis) chiếm khoảng 23.26%, cá (15,7%), phổi lợn (15,12%), da lợn (12,79 %). Thức ăn mà Kỳ đà ít sử dụng là trứng chim cút (6,4%) chuột 1,16%, thằn lằn bóng (0,87%).

- Kỳ đà sinh trưởng mạnh nhất vào giữa mùa hoạt động trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 9.

- Trong điều kiện nhân tạo việc nhân giống Kì đà rất khó khăn. Đề tài đã áp dụng một số phương pháp ấp trứng nhưng chưa thành công.

- Trong điều kiện môi trường nuôi nhốt Kì đà rất ít bị bênh. Chúng thường mắc bệnh tiêu chả là chính, cần theo dõi sát sao và có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời.

- Đề tài đã xây dựng được 01 quy trình kỹ thuật chăn nuôi kỳ đà thương phẩm và tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông, người dân xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

5. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 3/2013 đến 12/2015

6. Kinh phí thực hiện: 579.102,400 đồng

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Thống kê truy cập
      Thống kê: 536.915
      Online: 120